Chào mừng bạn đến với Website Banhkhome

0905 25 25 50 | balieume@gmail.com

Tin tức

Bánh khô mè Cẩm Lệ: Đặc sản giá trị dinh dưỡng cao

29/01/2019

Tương tự như các loại thức ăn khác, giá trị dinh dưỡng của bánh khô mè cũng phụ thuộc vào thành phần hoá học của các loại thức ăn, nguyên liệu, các chất dinh dưỡng trong thức ăn, sự tươi sạch của thức ăn và cách nấu nướng chế biến. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng trong từng chiếc bánh khô mè - món đặc sản thú vị của thành phố Đà Nẵng.

 

Kiến thức cơ bản về giá trị dinh dưỡng của thức ăn

Thức ăn được chia thành các nhóm sau : Thức ăn cung cấp chất đạm (protít); Thức ăn cung cấp chất béo (lipít); Thức ăn cung cấp tinh bột (gluxít); Thức ăn cung cấp vitamin và chất khoáng.

 

Thức ăn cung cấp chất đạm 

 

Thức ăn cung  cấp chất đạm gồm 2 loại là thức ăn cung  cấp đạm nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật. Ðạm động vật ưu điểm là có đủ 8 acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối, còn đạm thực vật thường thiếu một hoặc nhiều acid amin cần thiết ở tỷ lệ không cân đối. Vì vậy nên dùng đạm động vật để hỗ trợ cho đạm thực vật hoặc phối hợp những đạm thực vật với nhau. 

 

- Thức ăn động vật: 

 

Thịt: Hàm lượng chất đạm trong các loại thịt như thịt lợn, gà, vịt, bò, chim đều xấp xỉ như nhau nhưng còn tuỳ theo thịt nạc hay mỡ mà hàm lượng chất đạm cao hay thấp. Về chất lượng, chất đạm của thịt đều có đầy đủ các acid amin cần thiết và ở tỷ lệ cân đối, có tác dụng hỗ trợ tốt cho ngũ cốc

 

Cá và các chế phẩm của cá: Cá có hàm lượng chất đạm cao, chất lượng tốt và các acid amin cân đối. Cá có nhiều chất khoáng và vitamin hơn thịt đặc biệt trong gan cá có nhiều vitamin A, D, B12 nhưng cá dễ bị hỏng hơn thịt. Cá khô có hàm lượng chất đạm cao nhưng mặn và dễ bị ẩm mốc. Chú ý cá khô mốc có thể gây nên ngộ độc.

 

Trứng: Các loại trứng gà, vịt, trứng cá là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất vì có đầy đủ các acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối. Trứng có thể nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Không nên ăn trứng sống, trứng hỏng vì có thể bị ngộ độc.

 

- Thức ăn thực vật

 

Ðậu đỗ: Ðậu đỗ có hàm lượng chất đạm cao.

 

Ðậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ðạm đậu tương có giá trị như đạm động vật. Ngoài ra đậu tương còn chứa các chất có tác dụng phòng chống ung thư và giảm cholesterol máu.

 

Vừng, Lạc: Hàm lượng chất đạm trong vừng, lạc cao nhưng chất lượng kém hơn đậu đỗ. Rang lạc không làm ảnh hưởng tới chất lượng đạm trong lạc. 

 

Thức ăn cung cấp chất béo

 

Thức ăn giàu chất béo chủ yếu là mỡ động vật, trứng, sữa và các hạt có dầu như vừng, lạc, đậu tương. 

 

- Mỡ: Thường dùng là mỡ lợn, bò, cừu. Mỡ thường chứa nhiều acid béo no (hơn 50%). 

 

- Dầu thực vật: Thường dùng là dầu lạc, vừng, hướng dương, đậu nành…Dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no, cần thiết phòng tránh bệnh tim mạch cho người cao tuổi và giúp phát triển tế bào não cho trẻ nhỏ. 

 

- Bơ: Bơ là chất béo của sữa có chứa nhiều acid béo no. Bơ cung cấp nhiều vitamin A và D. Chú ý: Bảo quản dầu, mỡ và bơ nơi khô, mát tránh ánh sáng để giữ khỏi bị ôxy hoá. Nếu mỡ được đun ở nhiệt ðộ cao, kéo dài sẽ bị phân huỷ tạo ra chất độc. Vì vậy không dùng dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.

 

Thức ăn cung cấp chất bột (đường) 

 

- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc (gạo, ngô, bột, mỳ, kê, miến…) thường được dùng làm thức ăn cơ bản ở các nước đang phát triển. Ngũ cốc khô chứa 70% chất bột trở lên, ngoài ra ngũ cốc còn chứa một phần chất đạm. 

 

- Gạo: Chất lượng protít của gạo là tốt hơn cả rồi đến bột mỳ và cuối cùng là ngô. Lớp ngoài cùng của hạt và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng quý như đạm, mỡ, canxi và vitamin nhóm B. Không nên xay xát gạo trắng quá làm mất chất dinh dưỡng. Khi nấu cơm cũng làm mất vitamin B1, vì vậy không nên vo gạo kỹ quá, tra gạo vào nồi khi nước đã sôi. Ðậy  vung khi thổi cơm. 

 

Lưu ý: Bảo quản gạo, ngô, khoai, sắn ở nơi khô ráo tránh bị mốc, khi thực phẩm bị mốc cần bỏ không dùng vì mốc sẽ tạo độc tố có hại cho sức khoẻ. 

 

- Bánh mỳ: Chất lượng bánh mỳ phụ thuộc vào độ chua, độ ẩm và xốp. Bánh xốp, vỏ mềm dễ tiêu hoá. Ðộ chua và ðộ ẩm cao làm giảm chất lượng bánh. 

 

Bánh sau khi sản xuất cần bảo quản khô sạch trong khi vận chuyển và tiêu thụ. Bị ẩm, bánh dễ bị mốc và lên men. Không được ăn bánh đã bị mốc hoặc bị nhiễm khuẩn. 

 

- Khoai, sắn: Hàm lượng chất bột trong khoai sắn tươi chỉ bằng 1/3 hàm lượng chất bột trong ngũ cốc. Hàm lượng chất đạm trong khoai sắn cũng ít nên ăn khoai, sắn nhiều cần phải ăn thêm chất đạm nhất là đối với trẻ em để phòng suy dinh dưỡng. 

 

Chú ý: Không ăn khoai tây đã mọc mầm vì chứa chất độc có thể gây chết người. Sắn tươi có chứa chất độc nên không được ăn sắn tươi sống, có thể gây chết người. Khi ăn sắn tươi cần bóc vỏ, ngâm nước 12 - 24 giờ trước khi luộc, luộc xong cần mở vung cho bay hết hơi để loại chất độc. 

 

Giá trị dinh dưỡng của Bánh khô mè - Đặc sản bánh kẹo Đà Nẵng

Cũng như mọi loại bánh truyền thống Việt Nam khác, nguyên liệu để làm bánh khô mè rất đơn giản bao gồm: bột gạo tẻ hay gạo nếp, đường, mè với một ít bột quế Trà My hay nước ép của củ gừng để tăng thêm hương vị. Tuy nguyên liệu đầu vào đơn giản như thế, nhưng muốn có thành phẩm bánh khô mè ngon, bổ và đúng “gu” đất Quảng, người làm bánh cũng khá mất thời gian, đi qua rất nhiều khâu chế biến phức tạp, dài dòng.

 

>>> Tìm hiểu thêm về bánh khô mè qua bài viết: "Bánh khô mè - Đặc sản bánh kẹo nổi tiếng Đà Nẵng"


Thực phẩm con người sử dụng rất đa dạng và nhiều chủng loại. Và như đã đề cập ở trên thì các chuyên gia dinh dưỡng cùng với các nhà khoa học đã hệ thống lại và xếp thực phẩm thành bốn nhóm là: chất đường bột, chất đạm hay chất thịt, chất béo và các chất muối khoáng, vitamin. Một thức ăn tốt cần phải có đủ 4 thành phần này. Theo phân tích thành phần các nguyên liệu để chế biến ra bánh, thì rõ rang bánh khô mè Cẩm Lệ đạt tiêu chuẩn của một thực phẩm tốt, đầy đủ thành phần các chất cơ bản và có giá trị dinh dưỡng rất cao.

 

Giá trị dinh dưỡng của Bánh khô mè

 

Ngày trước, bánh khô mè Cẩm Lệ chỉ được chế biến và sử dụng vào các dịp Lễ, Tết… hiện nay bánh được sản xuất quanh năm, không chỉ người Đà Nẵng, Quảng Nam mà nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đã biết tiếng và thích sử dụng bánh khô mè; người ta có thể dùng bánh để thưởng trà, nhâm nhi với nước giải khát hoặc ăn như các loại bánh thông thường.


Xét về tính bắt mắt và khẩu vị, thì bánh khô mè Cẩm Lệ cũng được xếp vào loại “xuất sắc”. Giáo sư Trần Văn Khê, tuy là chuyên gia âm nhạc, nhưng ông có một nhận xét “ẩm thực” rất dí dỏm: Một món ăn được gọi là ngon khi nó “đánh thức” được cả ngũ quan của thực khách.

 

 

Bánh khô mè Cẩm Lệ có thừa đủ tiêu chí này: (1) mắt nhìn nhiều màu: trắng ngà của mè rang, vàng mơ của những tơ đường thắng (2) mũi ngửi được nhiều mùi: mè rang, hương quế Trà My, mùi thơm dịu của gừng (3) lưỡi nếm lắm vị: ngọt của đường, bùi của bột nếp và béo của mè rang, cay thơm của gừng và quế (4) miệng nhai thấy: mềm, cứng, xốp, dòn và (5) tai nghe âm vỡ sào sạo của bánh ..và cũng có thể nghe nhạc khi thưởng trà với bánh khô mè.


Với các dữ liệu như trên; chúng ta có thể đưa kết luận rằng: ngoài là món ăn đặc sản khô Đà Nẵng - Quảng Nam, thì giá trị dinh dưỡng của Bánh khô mè cũng rất cao vì món ăn thú vị này kết hợp đủ cả 4 thành phần và ít nhiều có màu sắc văn hóa văn hóa ẩm thực.

Thông tin liên hệ

Vui lòng điền thông tin để chúng tôi hổ trợ bạn sớm nhất

Hotline tư vấn

0905 25 25 50

Đặc sản Đà Nẵng

Đặc sản Đà Nẵng

Đặc sản Đà Nẵng
Đặc sản Đà Nẵng

Trang chủ

Giới thiệu

Sản phẩm

Giấy chứng nhận

Tin tức