Chào mừng bạn đến với Website Banhkhome

0905 25 25 50 | balieume@gmail.com

Tin tức

Tinh hoa ẩm thực Đà Nẵng - Bánh khô mè Bà Liễu Mẹ

28/01/2019

Người làng bánh khô mè Cẩm Lệ kể rằng, bánh khô mè và bánh nổ là anh em song sinh. Hai loại bánh có tên gọi chung là bánh khô khổ, hay còn gọi là bánh bảy lửa. Bánh bảy lửa do một người phụ nữ gia đình họ Huỳnh ở làng Thị An, xã Hòa Lân, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà xưa kia, nay là làng Thị An, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, chế tác mà thành.

Thời ấy, đưa chồng, con lên kinh ứng thí, người phụ nữ làng quê nghèo thắt lưng buộc bụng chắt chiu từng miếng cơm, manh áo. Thương chồng, xót con ra đi trên dặm đường dài, người vợ, người mẹ ấy đã nghĩ đến việc làm cho họ món ăn thật ngon, thật đậm đà hương vị làng quê mà lại có thể để dành được lâu.

 

Làng quê nghèo sẵn có gạo, đường, mè, nếp. Gạo vo sạch trắng như bông để thật ráo rồi cho vào cối giã thành bột mịn. Bột gạo tẩm nước vừa ướt cho vào nồi hấp chín. Trong khi chờ nồi bột chín, người làm bánh chẻ tre đan vỉ lót, đan khung đúc bánh với những ô vuông vức bé bằng hai đầu ngón tay. Làm vừa xong, bột vừa chín đổ vào khung gạt bằng. Tháo khung, những miếng bột vuông nhỏ được đặt trên bếp than hoa lần thứ nhất. Hơi lửa than hoa chỉ vừa nóng để nướng chầm chậm cho lát bánh khô hai mặt. Chiếc bánh trần đã ráo lại được đặt lên bếp than hoa lần thứ hai nướng giòn. Đến đây xem như xong công đoạn thứ nhất. Việc tiếp theo là nấu đường cho đến khi dùng đũa kéo thành sợi tơ không dứt. Mè dùng chân đạp tróc vỏ, rang giòn, vàng, thơm thật thơm. Lúc này, người phụ nữ bưng nồi đường đặt trên bếp than ấm, lấy từng lát bánh trần trắng ngần nhúng vào đường rồi nhanh tay lăn qua mâm mè để ngay bên cạnh.

Chiếc bánh giản dị với những nguyên liệu đơn sơ mà đậm đà hương vị bởi tấm lòng của người làm bánh. Nếu không thương chồng, yêu con, không chịu thương chịu khó làm sao có thể kiên nhẫn giã gạo kỳ đến thành bột, ngồi bên bếp củi, bếp than nóng nhiều lần để cho ra đời chiếc bánh bảy lửa!

Bánh bảy lửa từ làng Thị An về làng Cẩm Lệ cũng bởi một người phụ nữ. Người con gái làng Cẩm Lệ lấy chồng làng Thị An, kế nghiệp bà tổ chồng làm bánh dâng ông bà, tổ tiên vào mỗi dịp tết đến xuân về. Năm 1967, người con gái làng Cẩm Lệ tên Phan Thị Nhẫn đem chồng, con từ bên kia sông tản cư về lại quê nhà, nay thuộc tổ 33, khu vực Cẩm Bắc, phường Hòa Thọ Đông, Q.Cẩm Lệ. Nhớ nghề xưa, ban đầu bà làm cho con cháu ăn, dần dà dân làng biết đến học nghề làm bánh. Do người dùng thích hương vị mè hơn nên nghề làm bánh khô mè có cơ hội phát triển.

Làng bánh khô mè Cẩm Lệ hình thành từ ấy.

Ông Huỳnh Đức Khiển - con của bà Phan Thị Nhẫn, chủ thương hiệu bánh khô mè Bà Liễu Mẹ khẳng định: “Nếu du khách nào tới Đà Nẵng muốn có một sản phẩm đặc sản mang về, món quà phải dùng được và ấn tượng thì có bánh khô mè. Đà Nẵng mình nói đặc sản là có ba món: khô mè, bánh cuốn thịt heo, bánh tráng. Thật ra mà nói, bánh tráng phải ăn kèm món khác, bánh cuốn thịt heo thì phải ăn tại chỗ, chỉ có bánh khô mè đem đi được”.

Lưu truyền qua các đời, chiếc bánh của người vợ, người mẹ theo chân người đàn ông lên kinh ứng thí vẫn được những người hôm nay gìn giữ. Ăn một chiếc bánh giòn ngọt, nhớ biết bao tấm lòng của người làm bánh truyền thống làng quê.

 

Thông tin liên hệ

Vui lòng điền thông tin để chúng tôi hổ trợ bạn sớm nhất

Hotline tư vấn

0905 25 25 50

Đặc sản Đà Nẵng

Đặc sản Đà Nẵng

Đặc sản Đà Nẵng
Đặc sản Đà Nẵng

Trang chủ

Giới thiệu

Sản phẩm

Giấy chứng nhận

Tin tức